Xây dựng cộng đồng lành mạnh trong lớp học Montessori (Phần 1) - Maya School – Trường Phổ Thông Liên Cấp Song Ngữ

Xây dựng cộng đồng lành mạnh trong lớp học Montessori (Phần 1)

18.06.2019 8:35:00

Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào những điều kỳ diệu xảy ra trong một lớp học tiểu học? Dưới đây, Anna Schwind sẽ chia sẻ về một trong những nguyên liệu chính tạo nên những hoạt động lành mạnh trong một lớp học tiểu học Montessori.

Bạn đừng quên rằng các loại trái cây thuộc về tất cả và rằng đất không thuộc về ai cả”. Jean-Jacques Rousseau

 

Trong một lớp tiểu học vào đầu năm học sẽ luôn tràn ngập: sự phấn khích với những Bài học lớn, với việc được đoàn tụ với những người bạn cũ cũng như gặp gỡ bạn học mới, niềm vui với một cuốn nhật ký mới toanh và những điều thú vị đang chờ đón phía trước, và – có lẽ là quan trọng nhất – là cam kết đối với một thoả thuận mang tính xã hội.

 

Là cá thể xã hội mạnh mẽ, trẻ tiểu học đã sẵn sàng và mong muốn thành lập xã hội của riêng mình. Các em cảm thấy sẵn sàng và có thể tham gia vào việc xác định các quy tắc để điều phối thời gian của mình trong lớp học và vào giờ ra chơi. Động lực cho điều này có thể được nhìn thấy trong các quy tắc và sự phức tạp ngày càng tăng trong các trò chơi của trẻ, nhu cầu hiểu và thực thi các thỏa thuận và xu hướng thích làm việc theo nhóm hơn. Cho dù có được trao quyền hay không, trẻ em trong độ tuổi này vẫn luôn muốn thử nghiệm ý tưởng về lập nhóm và quy tắc. Và dù có được hoạt động trong một môi trường khuyến khích điều này – như trong lớp học Montessori – hay không thì trẻ vẫn sẽ tìm mọi cách để cố gắng hiện thực hoá mong muốn của mình. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, điều này đôi khi có thể dẫn đến sự chuyên chế của đa số, nhưng hành vi không được chấp nhận và các quy tắc tùy tiện hoặc không thể thay đổi.

 

Hiểu được rằng trẻ có quyền quyết định khi có thể và trẻ cần được luyện tập để có thể tự hình thành xã hội của mình, các giáo viên Montessori tiểu học thường dành nhiều thời gian – nhất là vào đầu năm học – để cùng trẻ thiết lập những thoả thuận mang tính xã hội mà tất cả sẽ tuân thủ trong thời gian học tập cùng nhau. Các giáo viên khác nhau, các nhóm trẻ khác nhau và các năm học khác nhau hay các môi trường khác nhau sẽ yêu cầu các nguyên tắc hướng dẫn trong lớp học khác nhau, và vì vậy tất cả phải cùng nhau, bao gồm cả học sinh, giáo viên và trợ tá – xây dựng lại những quy tắc cơ bản theo từng năm.

 

Ảnh trên cho thấy ví dụ của nhiều mẫu thoả thuận xã hội ở lớp tiểu học Lớn. Bà Rebecca chia sẻ: “Năm nay, chúng tôi lấy hình dạng của một cái cây: rễ đại diện cho nền tảng, hoặc xuất thân của chúng ta, thân cây biểu thị ngôn ngữ chúng ta sử dụng giao tiếp với nhau và lá cây sẽ chính là các học sinh thân yêu của chúng tôi! Hiện Cây Văn hóa của chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện và có dạng 3D!”

 

Có thể có nhiều cách để làm điều này, nhưng một số nguyên tắc hữu ích mà các giáo viên thường sử dụng là:

– tập trung vào những gì chúng ta sẽ và nên làm chứ không phải những gì chúng ta không nên và không thể làm

– bao quát ba khía cạnh cơ bản: lý do của chúng ta ở đây (học tập và làm việc), cách chúng ta sẽ đối xử với nhau và cách chúng ta sẽ quan tâm đến không gian ở đây và những điều trong đó

– tạo ra một bản ghi sự đồng thuận của tất cả mọi người được hai bên đồng ý với tư cách là một nhóm và cam kết với tư cách cá nhân.

 

Cận cảnh các quy tắc của lớp Checkerboard (Lớp sơ cấp). Bảng quy tắc này được treo nổi bật trong lớp học như trong bức ảnh đầu tiên.

 

Mỗi năm, hoạt động này sẽ vừa giống nhau vừa khác nhau. Năm nay, khi tôi hỏi bọn trẻ tại sao chúng ta lại chỉ nói về những điều tích cực thay vì tiêu cực, một đứa trẻ với ánh mắt tinh nghịch đã trả lời: “Bởi vì khi ai đó nói với bạn rằng bạn không thể làm gì đó, nó chỉ khiến bạn muốn làm điều đó nhiều hơn”. Đó hẳn là sự khôn ngoan đến sớm từ một đứa trẻ – có lẽ – đã có nhiều trải nghiệm về việc người lớn nói những gì chúng không thể làm, hơn là khuyến khích những gì chúng có thể làm. Hãy tưởng tượng xem khi chúng ta cho trẻ những lựa chọn thay vì những hạn chế hay cấm đoán, điều đó hẳn sẽ hữu ích hơn cho cấc con! Các quy tắc (hoặc hướng dẫn hoặc thoả thuận, có thể được gọi bằng bất cứ tên gọi gì miễn là trẻ cảm thấy thoải mái) có thể đưa ra một lộ trình để giúp trẻ hoàn thiện bản thân mình thay vì một loạt các rào cản ngăn cản chúng tiến bộ.

 

Lớp Tiểu học bé Checkerboard đã quyết định thực hiện một tuyên ngôn sứ mệnh của lớp cũng như hiến pháp/hướng dẫn của lớp. Trong ảnh là bản đồ tư duy của trẻ cho việc này!

Bản tuyên ngôn sứ mênh đã hoàn chỉnh của lớp Tiểu học Bé Checkboard.

Trong một bài đăng sắp tới, chúng tôi sẽ đề cập đến các cuộc họp lớp, một trong những công cụ để sửa đổi, mở rộng và xem xét lại thoả thuận xã hội được lớp xây dựng cùng nhau khi bắt đầu năm học. Trong phần ba, chúng tôi sẽ nói về cách bạn có thể trao quyền cho con bạn trong cuộc sống gia đình tại nhà.

 

Đây là bài dịch từ website của trường Villa di Maria, xin cảm ơn Villa vì bài viết, và cảm ơn 2 nhiếp ảnh gia Melinda Smith, Jade Venditte vì những tấm ảnh tuyệt vời này.

———————————————————-

TRƯỜNG LIÊN CẤP SONG NGỮ MAYA

Xem thêm hoạt động học tập của học sinh Maya tại: https://maya.edu.vn/blog

Chuyến tham quan thực tế ảo: https://maya.edu.vn/vrtour

Tư vấn tuyển sinh: 0971698228/ 0971588228

admissions@mayaschool.edu.vn

Làng Maya – Thôn Đồng Dâu, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội