8 cách sử dụng Montessori ở nhà, không chỉ với con bạn, mà thay đổi cả thế giới - Maya School – Trường Phổ Thông Liên Cấp Song Ngữ

8 cách sử dụng Montessori ở nhà, không chỉ với con bạn, mà thay đổi cả thế giới

25.06.2019 2:31:00

Bạn đã bao giờ có cảm giác như bạn chẳng thể làm được gì tốt đẹp hơn khi tin tức, chính trị và truyền thông chỉ tràn ngập những câu chuyện tiêu cực? Dưới đây là 8 cách bạn có thể sử dụng Montessori không chỉ với con bạn… mà còn giúp thay đổi cả thế giới.

Như bạn có thể đã biết, tôi phải thú nhận là mình thuộc tuýp người hơi mơ mộng. Và tôi tin rằng chúng ta có thể truyền bá hòa bình và những điều tích cực hơn cho một gia đình tại một thời điểm. (Một bức ảnh của tôi ở trên nơi tôi điều hành nhóm chơi Montessori của mình và giúp các gia đình mang những nguyên tắc này vào nhà của họ.)

Vậy bạn sẽ cùng theo tôi chứ?

Simone Davies (Ảnh: themontessorinotebook.com)

 

Trong bài viết trước của mình, tôi đã đưa ra một số ý tưởng về làm thế nào bạn có thể áp dụng Montessori ở nhà, ngay cả khi con bạn không theo học một trường Montessori.

Một lời nhắc nhở:
1. Tôn trọng trẻ – nói và lắng nghe như bạn đối xử với một người lớn
2. Theo dõi trẻ – tin rằng con bạn sẽ phát triển theo tốc độ của chúng
3. Cho trẻ thời gian – khi chúng ta chậm lại, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để khám phá, tò mò, trò chuyện và kết nối
4. Đặt ra các giới hạn rõ ràng và nhân văn – Montessori hướng đến tôn trọng người khác, môi trường và bản thân và chịu trách nhiệm khi cần thiết
5. Tạo ra những trải nghiệm phong phú – những trải nghiệm không cần phải tốn nhiều tiền. Đi ra ngoài trời, đi bộ đến cuối đường với tốc độ của trẻ, đi đến ao để quan sát, ghé thăm trạm cứu hỏa hoặc (sở thích của gia đình chúng tôi) xem các chuyến tàu, các chuyến đi đến thư viện để mượn sách, vv
6. Để con cùng tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống – chuẩn bị thức ăn với nhau, cùng nhau rửa bát, giặt quần áo, tạo các dự án làm vườn với nhau, chuẩn bị cho khách tham quan, vv
7. Giúp con tự giúp bản thân mình – con em chúng ta rất có khả năng vì vậy chúng ta hỗ trợ trẻ khi cần thiết và giúp ít nhất có thể
8. Quan sát – hãy là một nhà khoa học và nhìn con bạn như thể bạn chưa bao giờ gặp chúng trước đây
9. Học một cách cụ thể – thay vì chỉ nói với con bạn những điều chung chung hoặc cho chúng thấy mọi thứ hoạt động như thế nào, hãy để con bạn tự khám phá
10. Bố trí ngôi nhà cho con để có được thành công – một nơi có tất cả mọi thứ cần thiết và càng đơn giản càng tốt

Nếu bạn đã thực hiện những ý tưởng này, bạn đáng được ngưỡng mộ.

Nhưng chúng ta không được dừng lại ở đó. Chúng ta có thể áp dụng những nguyên tắc này với những người khác trong cuộc sống của chúng ta không? Chúng ta có thể là một ví dụ cho người khác và chỉ ra những gì có thể?

Nó không khó. Nhiều khả năng bạn đã làm hầu hết những điều này. Sau đó tiếp tục truyền bá nó xa, rộng, sâu và nhiều.

Đây là cách chúng ta có thể chữa lành thế giới và làm cho nó tốt đẹp hơn, thay vì chờ đợi các chính trị gia hoặc các tập đoàn làm mọi thứ.

Đây là thách thức của tôi với bạn và gia đình để tạo sự khác biệt bắt đầu từ nhà của bạn.

 

1. Hãy làm gương cho con
Tôi thường cho rằng mỗi đứa trẻ với trí tuệ thẩm thấu là cả một cơ hội và trách nhiệm to lớn. Bởi vì con cái chúng ta tiếp nhận cách chúng ta hành động nhiều hơn những gì chúng ta nói.
Đôi khi chúng ta quá bận rộn với việc làm theo Montessori với những đứa trẻ mà chúng ta quên áp dụng những nguyên tắc tương tự cho những người khác trong cuộc sống.
Chúng ta đánh giá người khác vì không có giá trị tương tự. Vì họ đưa iPad cho bọn trẻ. Vì họ để bọn trẻ ăn đường hoặc thịt. Vì tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc xu hướng tình dục của họ. Hoặc vì cách ông bà can thiệp vào việc nuôi dạy con cái.
Montessori chấp nhận tất cả mọi người cho dù họ là ai. Và cho mọi người trên hành tinh cảm thấy sự tôn trọng đồng đều.
Tôi đã từng có bài viết rằng chúng ta có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau.
Chúng ta cần được thực hành và luyện tập để có thể cảm thông với quan điểm của người khác. Để thấy rằng từ quan điểm của họ, họ cũng có lý. Và làm thế nào chúng ta có thể tìm thấy điểm chung. Làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe nhau để hiểu về các nỗi sợ khác, và làm thế nào chúng ta có thể giúp họ theo cách hiệu quả cho tất cả mọi người.
Nó có nghĩa là khi chúng ta hãy dừng lại khi thấy mình đang phán xét người khác, và chúng ta hãy suy nghĩ xem tại sao mình lại làm như vậy.
Hãy xây những cây cầu chứ không phải những bức tường.

 

2. Làm gương cho người khác
Đôi khi thật khó để làm cha mẹ theo cách quá khác biệt với đại đa số. Tôi nghĩ rằng các ý tưởng này chắc chắn đang lan rộng với những phương pháp tương tự nhau như Montessori, phương pháp RIE, nuôi dạy con cái nhẹ nhàng, nuôi dạy con cái đơn giản, kỷ luật tích cực vân vân.
Tuy nhiên, vẫn rất khó để thay đổi thói quen của chúng ta khi không có nhiều tấm gương xung quanh chúng ta về việc nuôi dạy con cái theo cách tôn trọng.
Vì vậy, tôi mong các bạn sẽ trở thành những tấm gương đó. Để cho người khác thấy những gì có thể.
Rằng bạn không cần phải đe dọa hoặc mua chuộc con bạn để có được sự hợp tác của trẻ. Rằng không cần tất cả đều xoay quanh những đứa trẻ, rằng bạn cũng chỉ là một con người. Và rằng bạn có thể đặt ra những giới hạn rõ ràng và nhân văn.
Và dần dần mọi người sẽ bắt đầu chú ý. Chúng ta có một cách khác để đối xử với con cái của mình. Đó là tôn trọng, tử tế, quan tâm, và để trẻ chịu trách nhiệm khi cần thiết.
Tôi vẫn còn nhớ lần chị họ tôi khi đến thăm Emma, lúc đo còn bé, và Oliver, thì mới là một đứa trẻ tập đi. Thú thực là tôi không nhớ được chính xác vụ chành choẹ giữa hai đứa nhỏ là về điều gì nhưng tôi hẳn đã xử lý bằng cách tỏ ra thấu hiểu con và đưa ra một vài chỉ dẫn rồi sau đó tôi để mặc bọn trẻ tự giải quyết và đi vào bếp. Khi tôi quay lại, chị họ tôi đã thốt lên, “Em vừa làm gì vậy? Nó khác xa với cách mà chị sẽ phản ứng trong trường hợp tương tự?”
Và tôi đã nói với cô ấy tất cả về Montessori.

3. Xử lý / nói chuyện với một đứa trẻ một cách tôn trọng
Một điều mà tôi hy vọng các bậc cha mẹ đến lớp học của tôi có thể ghi nhớ là cách mà tôi nói chuyện và xử lý con mình với sự tôn trọng.
Khi bạn muốn cởi áo khoác của em bé ra, trước tiên hãy nói cho chúng biết ta sẽ làm gì (Cưng mẹ sẽ cởi áo khoác của con nhé), đợi một chút để chúng trả lời, sau đó từ từ và nhẹ nhàng cởi áo khoác và mô tả những gì chúng ta đang làm (Trước tiên, mẹ sẽ lấy tay trái của con ra).
Tôi thích ý tưởng về cách sử dụng bàn tay mềm mại nếu chúng ta cần xử lý một đứa trẻ.
Và nói chuyện với đứa trẻ theo cách mà chúng ta muốn được nói chuyện. Với lòng tốt và sự ân cần. Và thể hiện sự nhân văn của mình.

 

 

4. Chăm sóc môi trường, những người xung quanh, và bản thân
Tôi yêu ý tưởng về một ngôi nhà Montessori, trong đó các con học cách chăm sóc môi trường (tưới cây, lau nước, mang bát đĩa bẩn vào bếp, v.v.), những người khác (giúp đỡ một người bạn thu dọn, đưa khăn giấy cho một trẻ đang khóc, chăm sóc thú cưng, phục vụ ông bà một ly nước, v.v.) và chính trẻ (học cách tự mặc quần áo, hỉ mũi, chải tóc, rửa tay, v.v. ).
Và chúng ta có thể cùng thực hiện điều này tốt hơn nữa bằng cách áp dụng với chính gia đình của chúng ta – ví dụ, chúng tôi thường đến thăm một viện dưỡng lão mỗi tuần một lần và các ông bà ở đấy rất thích nhìn thấy Oliver và Emma (một đứa trẻ mới biết đi và một em bé) mỗi tuần.
Hoặc chúng ta có thể trồng một khu vườn. Nếu chúng ta không có một không gian bên ngoài, chúng ta có thể tìm kiếm một khu vườn công cộng, hay bố trí vài chậu cây trên các bậu cửa sổ trong nhà.
Chúng ta có thể xây dựng mô hình thu gom rác thải, ủ phân, lấy túi tái sử dụng và mua sắm ít hơn.
Thể hiện sự quan tâm đến môi trường của chúng ta, những người khác và chính chúng ta.

5. Xây dựng một ngôi làng
Khi các con tôi còn nhỏ, tôi thú nhận rằng tôi đã nghĩ rằng tôi và bố chúng là những người duy nhất đủ tốt để chăm sóc chúng. Phải mất một thời gian trước khi tôi nhận ra rằng bọn trẻ cần đến một ngôi làng.
Trẻ học được rất nhiều từ kinh nghiệm của người khác. Ông bà, dì và chú họ của bọn trẻ. Bạn bè của chúng ta. Họ có thể trông trẻ, đọc sách với chúng và chia sẻ sở thích của họ.
Và dù nhiều mối liên hệ qua mạng là đáng yêu, giao tiếp trực tiếp thực sự vẫn là tốt nhất.
Và bọn trẻ cần đến một ngôi làng…

6. Mất thời gian
Tôi thường xuyên nghe rằng làm theo phương pháp Montessori mất nhiều thời gian hơn bình thường. Theo một cách nào đó thì điều này là chính xác – hãy xem việc tỉ mỉ tạo ra không gian cho trẻ thành công, xoay vòng các hoạt động thu hút chúng, dành thời gian để quan sát con cái chúng ta để chúng ta có thể thấy sở thích của chúng là gì và giúp chúng định hướng trong thế giới.
Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian về lâu về dài.
Bằng cách chậm lại trong khi con chúng ta học cách ăn, mặc, chúng ta tiết kiệm thời gian khi chúng tự mặc quần áo trong nhiều năm tới.
Bằng cách cho phép thời gian để con chúng ta xử lý cảm xúc, chúng ta tiết kiệm thời gian trẻ có những cơn bộc phát cứ 5 phút một lần.
Bằng cách đi chậm, con của chúng tôi cảm thấy an toàn, tò mò, có thời gian để khám phá thế giới xung quanh. Vun đắp một tình yêu học tập không thể vội vàng.
Bằng cách giúp trẻ nhỏ vào bếp, bữa ăn của chúng tôi sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị (và có thể sẽ bị nghiền nát hơn một chút). Tuy nhiên, chúng tôi đang nuôi dạy những đứa trẻ cảm thấy là một phần của gia đình và có đóng góp (thay vì xem những điều này là việc vặt).
Vì vậy, càng nhiều càng tốt, dành thời gian bây giờ. Và tiết kiệm thời gian sau này. (Đó là chưa kể đến việc chúng tôi có ít những trận chiến hơn với con cái chúng tôi và bình yên và bình tĩnh hơn trong việc nuôi dạy con cái của chúng tôi.)

 

7. Giữ bình tĩnh
Một người cha trong lớp nói với tôi rằng cách nuôi dạy con cái của Montessori này thực sự tốt khi anh không mệt mỏi. Nhưng việc này trở nên rất khó khăn khi anh bị căng thẳng, mất tập trung hoặc kiệt sức.
Điều đó hoàn toàn đúng. Điều quan trọng là cha mẹ và người chăm sóc phải chăm sóc bản thân để chúng ta có thể chăm sóc người khác.
Nếu bạn đang tìm cách giữ bình tĩnh, tôi đã viết một bài gợi ý ở đây.

8. Học hỏi từ các yếu tố kích hoạt
Cuối cùng, tôi thích cách nghĩ rằng không có kẻ thù, chỉ có giáo viên. Nếu bạn đã từng cảm thấy bị kích động bởi con của bạn hoặc người khác, thì đó thường là vì đây là lĩnh vực chúng ta vẫn cần phải cố gắng.
Nếu chúng ta thất vọng, con chúng ta sẽ không lắng nghe chúng ta, thường có thể là chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ hoặc thực tế là chúng ta không lắng nghe trẻ.
Nếu chúng ta tức giận với ai đó vì đã làm chúng ta thất vọng, có thể là chúng ta đã làm mình thất vọng.
Nếu chúng ta ghen tị với ai đó hoặc một cái gì đó, có thể đó là thứ chúng ta thực sự muốn cho chính mình. Và một cái gì đó chúng ta có thể làm việc để hướng tới.
Vì vậy, hãy nói cảm ơn vì bạn đã được kích hoạt, được rọi ánh sáng vào các khu vực chúng ta vẫn có thể phát triển.

 

Đối với tôi đây là sức mạnh thực sự của Montessori. Không chỉ đơn giản là các hoạt động đẹp và không gian yên tĩnh.
Mà còn là sống bằng noi gương và lan truyền hòa bình và tích cực.

 

Đây là bài viết của cô Simone Davies, giáo viên Montessori AMI và là mẹ của 2 đứa trẻ. Xin cảm ơn cô vì bài viết tuyệt vời này.

Ảnh: Maya.