Tạo một lịch trình hàng ngày cho trẻ và phù hợp với gia đình bạn - Maya School – Trường Phổ Thông Liên Cấp Song Ngữ

Tạo một lịch trình hàng ngày cho trẻ và phù hợp với gia đình bạn

20.06.2019 1:45:00

Thời gian là một trong những tài nguyên quý giá nhất của cuộc sống. Nếu bạn lãng phí một giờ, bạn không thể lấy lại dù với bất cứ giá nào. Đó là lý do tại sao việc dạy cho con của bạn kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian sớm thường là ưu tiên hàng đầu.

 

Biểu đồ lịch trình hằng ngày và việc nhà giúp bạn nhanh chóng hướng cho con bạn tới các hoạt động cá nhân, công việc ở trường và các công việc gia đình trẻ cần hoàn thành. Những biểu đồ hoạt động dành cho trẻ em này có các thiết kế đơn giản, đủ hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của ngay cả lứa tuổi thanh thiếu niên khó tính nhất.

I. Lịch trình hàng ngày cho trẻ em – Độ tuổi trẻ tập đi (Tuổi từ 1-3 tuổi)

Biểu đồ thường lệ của bạn nên bao gồm cả các hoạt động buổi sáng và buổi tối để giúp các em nhỏ của bạn vui vẻ theo đúng lịch trình.

Lịch trình buổi sáng cho trẻ mới biết đi

  • – Đi vệ sinh
  • – Đi ngủ
  • – Mặc quần áo
  • – Ăn sáng
  • – Đánh răng
  • – Chải tóc

Bạn có thể xem gợi ý hình ảnh này, và vẽ tay cho con bạn những hình ảnh liên quan tới hoạt động có trong lịch trình:

Hình vẽ một chiếc bô, một nhân vật hoạt hình đang soạn sửa giường, quần áo, thức ăn trên đĩa, bàn chải đánh răng, và một chiếc lược cho bé biết chuỗi sự kiện trong buổi sáng của mình.

Cho dù bạn sử dụng hình ảnh mà bạn chụp từ điện thoại thông minh hoặc clip art do máy tính tạo ra, hãy liên kết hình ảnh với các từ. Điều này giúp con bạn sẵn sàng để đọc sau này.

Lịch trình buổi tối cho trẻ mới tập đi

  1. – Thu dọn đồ chơi
  2. – Đi vệ sinh
  3. – Bàn chải đánh răng
  4. – Đặt đồ giặt vào thùng
  5. – Tắm
  6. – Mặc đồ ngủ
  7. – Kể chuyện

Hãy sử dụng hình ảnh dễ hiểu để minh họa cho từng phần trong biểu đồ lịch trình buổi tối của trẻ.

Bạn có thể cắt hình các ngôi sao màu vàng và các chấm màu xanh lá cây từ các mảnh vải nỉ và đặt chúng trong một túi nhỏ mà bạn có thể treo cạnh biểu đồ. Hãy để con bạn dán một chấm màu xanh bên cạnh các nhiệm vụ khi bé hoàn thành chúng.

 

II. Lịch trình hàng ngày cho trẻ mẫu giáo (Lứa tuổi 4-5 tuổi)

Trẻ mẫu giáo được biết đến với sự độc lập ngày càng tăng và sẵn sàng giúp đỡ quanh nhà. Với lịch trình hàng ngày cho trẻ ở lứa tuổi này, bạn sẽ khuyến khích chúng sáng tạo trong khi chúng học các kỹ năng sống.

 

Lịch trình buổi sáng cho trẻ mẫu giáo

Cho trẻ tạo biểu đồ hoạt động của riêng mình với sự giúp đỡ của bạn. Trong biểu đồ này, các nhiệm vụ buổi sáng là sự kết hợp của các hoạt động thường ngày và công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi.

Dưới đây là một số hoạt động ví dụ:

  1. – Sử dụng phòng tắm
  2. – Đánh răng
  3. – Rửa mặt
  4. – Dọn giường
  5. – Mặc quần áo
  6. – Ăn sáng
  7. – Soạn cặp đến trường

 

Lịch trình buổi tối cho Trẻ mẫu giáo

Đây là một số ví dụ về thói quen buổi tối:

  1. – Thu dọn đồ chơi
  2. – Lau bụi hoặc dọn dẹp
  3. – Dọn bàn ăn
  4. – Đánh răng
  5. – Tắm
  6. – Bỏ đồ giặt vào máy
  7. – Mặc đồ ngủ
  8. – Đọc truyện

 

Trong quá trình con rèn luyện khả năng hoàn thành những công việc này mà không có sự giúp đỡ liên tục của bạn, bé thường bị sao lãng, mất tập trung. Biểu đồ hoạt động này cần được thiết kế như một bảng áp phích có các hình vẽ đầy màu sắc cho mỗi hoạt động. Bạn hãy in ra các thẻ được viết sẵn từ internet, hoặc bạn có thể tự vẽ chúng.

 

Khi con bạn hoàn thành một nhiệm vụ, chúng có thể dính miếng vải dạ đã được cắt sẵn (hình ngôi sao hay bất cứ hình gì trẻ thích) lên hình tương ứng để đánh dấu chúng. Với cách này, làm việc vặt trở thành một trò chơi với trẻ. Nếu con bạn không nhớ những gì bé cần làm tiếp theo, hãy nhắc trẻ xem lại thẻ của chúng.

 

III. Học sinh tiểu học (Lứa tuổi 6-12 tuổi)

Khi trẻ vào lớp một, chúng có nhiều công việc trên lớp hơn và ít mong muốn giúp đỡ việc nhà.

Để giữ chúng ngăn nắp và hữu ích ở nhà, bạn cần cùng con thống nhất các công việc mà trẻ nên và muốn hoàn thành, và khoảng thời gian tham khảo mà mỗi việc nên được hoàn thành.

Mỗi công việc sẽ được viết lên 1 tờ giấy riêng với hình minh họa và khoảng thời gian khuyến nghị đã thống nhất từ trước, và đính lên bảng lịch trình.

 Img 9882

Lịch trình Buổi sáng cho trẻ Tiểu học

Dưới đây là một số nhiệm vụ buổi sáng mẫu.

  1. – Dọn giường
  2. – Đánh răng
  3. – Rửa mặt
  4. – Mặc quần áo
  5. – Ăn sáng
  6. – Ăn trưa và ăn nhẹ
  7. – Nhận ba lô đi học

 

Lịch trình Buổi tối cho trẻ Tiểu học

Dưới đây là một số nhiệm vụ buổi tối mẫu.

  1. – Làm bài tập về nhà
  2. – An tối
  3. – Xếp bát đĩa vào máy rửa bát
  4. – Đổ rác
  5. – Giúp chuẩn bị bữa ăn trưa cho ngày hôm sau
  6. – Soạn cặp đi học
  7. – Chuẩn bị quần áo đi học
  8. – Tắm
  9. – Mặc đồ ngủ
  10. – Đọc hoặc thời gian yên tĩnh
  11. – Tắt đèn

 

 

IV. Thanh thiếu niên (Độ tuổi 13-18 tuổi)

Giai đoạn then chốt để xây dựng khả năng quản lý tiền bạc và thời gian cho con bạn là khi con bạn bước vào độ tuổi thiếu niên. Trong khi hầu hết các biểu đồ cho trẻ em chỉ có dạng bảng vật lý, biểu đồ hoạt động ví dụ này chuyển sang dạng kỹ thuật số.

Lịch trình buổi sáng cho thanh thiếu niên

Ví dụ các hoạt động buổi sáng và việc nhà phù hợp với lứa tuổi cho thanh thiếu niên.

  1. – Dọn giường
  2. – Tắm và sửa soạn
  3. – Làm bữa sáng và ăn
  4. – Mang túi đồ ăn trưa
  5. – Nhận ba lô đi học

Lịch trình buổi tối cho thanh thiếu niên

Mẫu thói quen buổi tối và công việc cho thanh thiếu niên.

  1. – Làm bài tập về nhà
  2. – Hoạt động thể thao
  3. – Tắm
  4. – Giúp chuẩn bị bữa tối
  5. – Ăn
  6. – Dọn dẹp
  7. – Giặt
  8. – Chuẩn bị quần áo đi học
  9. – Chuẩn bị đồ ăn trưa
  10. – Sửa soạn ba lô

Một ý tưởng cho một biểu đồ lịch trình cho Thanh Thiếu Niên

Lịch trình và danh sách hoạt động cho thanh thiếu niên nên bao gồm các công việc có thể được bỏ và sửa đổi khi nhu cầu của gia đình bạn thay đổi. Bao gồm mã QR trên bảng áp phích để con bạn có thể đồng bộ hóa các hoạt động công việc trên bảng vật lý với các hướng dẫn thêm về công việc trên điện thoại thông minh của mình.

Cho trẻ gửi thông báo khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Nếu con bạn hoàn thành từng hoạt động một cách kịp thời và hiệu quả, hãy nạp tiền tiêu vặt định kỳ vào tài khoản cho con, và khi các hoạt động không được thực hiện đúng, khấu trừ một tỷ lệ phần trăm từ tiền tiêu vặt của trẻ.


Đây là bài dịch từ website của Carrots are Orange, xin cảm ơn nhiều vì bài viết tuyệt vời này.

Ảnh: Maya và Casa Dei Piccioni