Nhật ký công việc của Học sinh - Công cụ giúp hình thành trách nhiệm và kỷ luật tự thân - Maya School – Trường Phổ Thông Liên Cấp Song Ngữ

Nhật ký công việc của Học sinh – Công cụ giúp hình thành trách nhiệm và kỷ luật tự thân

18.06.2019 5:21:00

“We must clearly understand that when we give the child freedom and independence, we are giving freedom to a worker already braced for action, who cannot live without working and being active.”

Chúng ta phải hiểu rõ rằng khi chúng ta trao cho trẻ tự do và độc lập, chúng ta sẽ trao tự do cho một công nhân đã sẵn sàng hành động, những người không thể sống mà không làm việc và hoạt động.

(Maria Montessori: Trí tuệ thẩm thấu)

37965118575_7ad94e21ab_h

Nhật ký công việc Tiểu học là một hồ sơ bằng văn bản về hoạt động của một đứa trẻ trong suốt ngày học của mình. Nó không phải là nơi để ghi chép hoặc lập kế hoạch công việc trong tương lai; thay vào đó, nó giống như một bản ghi nhật ký những công việc và bài học mà trẻ đã tham gia mỗi ngày. Trẻ ghi lại thời gian mình bắt đầu mỗi công việc hoặc bài học riêng biệt kèm viết ngày ở trên cùng.

DSC_0087

IMG_7804

DSC_0080

Nhật ký công việc là một cách để giới thiệu về kỹ năng quản lý thời gian, nhưng quan trọng hơn, nó phục vụ như một công cụ tự đánh giá. Trẻ có thể nhìn lại một ngày của mình và đánh giá bao nhiêu thời gian dành cho một công việc nhất định, hoặc thậm chí những gì còn thiếu và cần thêm sự chú ý. Chính sự chủ động này làm nên điểm độc đáo và quan trọng trong trải nghiệm học tập Montessori; một đứa trẻ được trao quyền, người cuối cùng chịu trách nhiệm về công việc của mình sẽ gắn bó sâu sắc hơn với công việc và toàn bộ quá trình.

DSC_0013

Giáo viên Tiểu học 6-9 tuổi Megan Eilers chia sẻ:

“Cùng với cuộc họp hàng tuần, nhật ký công việc là một kênh để giáo viên có thể đánh giá cách trẻ sử dụng thời gian của mình. Nhật ký công việc khiến trẻ có trách nhiệm cho thời gian của mình trong lớp học. Hàng ngày, giáo viên kiểm tra xem liệu trẻ có theo dõi các bài giảng hay không và có đáp ứng các kỳ vọng trong lớp học và xã hội hay không. Những lần kiểm tra hàng ngày này thúc đẩy rất nhiều cuộc thảo luận bổ ích với trẻ và giúp hướng dẫn trẻ lập kế hoạch thời gian trong tương lai.

DSC_0021DSC_0022

Nhật ký công việc thường trở thành nguồn tự hào cho trẻ. Trong vài tuần đầu tiên, trẻ thích dành thời gian trang trí và cá nhân hóa trang bìa của cuốn nhật ký. Bên trong cuốn sổ, tôi thường tìm thấy những hoạ tiết trang trí bằng đầy màu sắc và tỉ mỉ bên lề trang viết. Nhiều trẻ thường sử dụng nhật ký công việc để thử nghiệm phông chữ và kích thước chữ cái trẻ muốn. Tôi đã thấy tất cả mọi thứ từ các từ siêu nhỏ đến các chữ cái khối lớn.

DSC_0015

Đối với nhưng trẻ nhỏ vẫn đang học cách xem giờn và cách đánh vần hay hình thành chữ cái, có thể chỉ viết được vài từ để tả lại một công việc và có thể tự phát minh ra cách đánh vần riêng, nhưng điểm mấu chốt ở đây là đứa trẻ đang trải qua quá trình tự suy ngẫm về công việc của mình. Khi trẻ trở nên thành thạo hơn trong việc ghi lại công việc của mình, trẻ có thể bắt đầu viết thành những câu hoàn chỉnh và bao gồm thông tin chi tiết hơn về công việc. Những bài học khác tôi đưa ra với nhật ký công việc là: viết nhật ký – viết một bài phản ánh và vẽ biểu đồ – phân tích thời gian của một người trong lớp học.

DSC_0026

Cá nhân tôi thực sự thích đọc và thảo luận về các nhật ký công việc của trẻ. Tôi thích xem những thông tin trẻ muốn đưa vào, cách trẻ trang trí cho cuốn nhật ký của mình và sự biến đổi của chữ viết tay theo thời gian. Tôi luôn ngạc nhiên bởi sự phản ánh sâu sắc và trung thực của trẻ. Trong ba năm mà bọn trẻ ở trong lớp học của tôi, tôi thực sự đã làm quen và hiểu phong cách viết của từng trẻ. Tôi hầu như luôn có thể xác định các bài bị mất tên trong lớp thông qua chữ viết tay của học sinh đó.

DSC_0095DSC_0036

Thực tế là trẻ học Montessori đi đâu cũng có nhật ký công việc của của mình đi cùng. Nhật ký công việc là thứ đầu tiên một trẻ Tiểu học được mở ra vào buổi sáng, và là thứ cuối cùng trẻ cất đi khi tan học. Nó được mang từ bàn này sang sàn khác, các trang giấy ngày càng thêm nhàu hơn khi năm học dần trôi qua. Đó là người bạn đồng hành đáng mến, luôn kiên nhẫn chờ đợi trẻ trong khi bài học được hoàn thành; đó là cuốn sổ để trẻ dính ghi chú và vẽ nguệch ngoạc mang, chứa  bao dấu ấn của việc trẻ học, làm sai và sửa lỗi.

DSC_0078

Nhật ký công việc cũng là một ví dụ tuyệt vời về ý tưởng tự do với trách nhiệm không thể thiếu đối với giáo dục Montessori. Kỷ luật tự thân phải tốn thời gian để bồi đắp, là điều cần thiết cho sự tự xây dựng bản thân, và có hiệu quả lâu dài với việc được tự do trong sự kỳ vọng. Các kỳ vọng đặt ra xung quanh nhật ký công việc hàng ngày (ví dụ, ghi lại ngày, giờ học và công việc; luôn mang theo nhật ký, viết chữ rõ ràng, v.v.) làm hồ sơ hàng ngày và nhắc nhở cho trẻ về một lớp học chỉ thích hợp với những hành vi tiến bộ.

DSC_0031

Thông thường, nhật ký công việc giống như một nghi thức. Đối với trẻ học năm đầu tiên, mới từ mẫu giáo lên, nhật ký công việc đóng vai trò giới thiệu về giai đoạn giáo dục tiếp theo, một sự thừa nhận rằng trẻ được kỳ vọng nhiều hơn. Mặc dù ban đầu chữ viết tay có thể không đọc được, nhưng đó là hành động ghi chép và ghi lại công việc trong ngày có tác động lớn nhất đến trẻ.

DSC_0081

DSC_0078DSC_0077DSC_0075

Nhật ký công việc còn có giá trị theo một cách khác; nó cung cấp cho trẻ cơ hội để tự đánh giá. Tự đánh giá là một phần quan trọng của siêu nhận thức; đó là khả năng quan sát, lùi một bước khỏi công việc của chính mình, nhận ra lỗi hoặc các lĩnh vực để cải thiện, tự điều chỉnh và cuối cùng là tự sửa. Hành động tự đánh giá được thực hiện dễ dàng hơn thông qua các cuộc họp hàng tuần giữa giáo viên và trẻ – một chủ đề chúng tôi sẽ thảo luận sâu hơn trong một bài đăng trên blog khác.

DSC_0106DSC_0105DSC_0107DSC_0108DSC_0110

Independence is not a static condition; it is a continuous conquest, and in order to reach not only freedom, but also strength, and the perfecting on one’s powers, it is necessary to follow this path of unremitting toil.”  

 

Độc lập không phải là một điều kiện tĩnh; đó là một cuộc chinh phục liên tục, và để đạt được không chỉ tự do, mà còn cả sức mạnh và hoàn thiện sức mạnh của một người, cần phải đi theo con đường này không ngừng nghỉ.

(Maria Montessori: Trí tuệ thẩm thấu)

 

Đây là bài dịch từ website của trường Villa di Maria, xin cảm ơn Villa nhiều vì bài viết và những tấm ảnh tuyệt vời này.

———————————————————-

TRƯỜNG LIÊN CẤP SONG NGỮ MAYA

Xem thêm hoạt động học tập của học sinh Maya tại: https://maya.edu.vn/blog

Chuyến tham quan thực tế ảo: https://maya.edu.vn/vrtour

Tư vấn tuyển sinh: 0971698228/ 0971588228

admissions@mayaschool.edu.vn

Làng Maya – Thôn Đồng Dâu, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội