Tên tác phẩm: Mảnh Ghép
Tác giả: Hồ Vũ Hà Anh
Chất liệu: Gỗ
Năm sáng tác: 2023
Giới thiệu dự án:
Dự án “Sáng tác tranh, tượng về văn hoá các dân tộc Việt Nam” là dự án năm nay của xưởng LEA. Dự án thúc đẩy nhận thức và truyền bá văn hoá của các dân tộc Việt Nam ta dưới hình thức sáng tác tranh và tượng.
Mục đích của dự án
Truyền cảm hứng tới các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến văn hoá dân tộc, hiểu hơn về giá trị cốt lõi của văn hoá để thêm yêu quê hương đất nước và tôn trọng sự khác biệt.
Mục tiêu của dự án
Lựa chọn các chất liệu sáng tác thân thiện với môi trường, trong đó ưu tiên chất liệu gỗ/giấy, chúng con mong muốn tạo nên các tác phẩm tượng, tranh có giá trị bền vững để lan tỏa vẻ đẹp và thúc đẩy nhận thức về văn hóa của các dân tộc đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Các giai đoạn thực hiện dự án
- Giai đoạn 1 : Nghiên cứu và xác định mục tiêu
- Giai đoạn 2: Lập kế hoạch dự án
- Giai đoạn 3: Thực hiện và đánh giá
- Giai đoạn 4: Tổng kết
VỀ TÁC PHẨM “MẢNH GHÉP”
Về hình tượng/hình ảnh
Tác phẩm tạo hình tượng gỗ là một hành trình mà con cảm thấy khá thú vị. Con đã tìm thấy cảm hứng sáng tác là hình tượng những con vật thân thuộc cùng người nông dân.
Ban đầu, tạo hình của tác phẩm là hình ảnh con trâu, nhưng sau đó, con đã quyết định lựa chọn thêm hình tượng người nông dân, con trâu và con chó – những những biểu tượng quen thuộc và ý nghĩa của đời sống đồng bằng Bắc bộ.
Người nông dân là hiện thân của sự cần cù, chịu khó và lòng kiên nhẫn. Họ là những người gìn giữ và phát triển nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm của Việt Nam. Trong văn hóa Kinh, hình ảnh người nông dân luôn gắn liền với đất đai, mùa màng, và cuộc sống giản dị nhưng tràn đầy tình yêu thương và sự gắn kết với thiên nhiên.
Con trâu là bạn đồng hành thân thiết của người nông dân, là biểu tượng của sức mạnh và sự bền bỉ. Trâu không chỉ là công cụ lao động giúp cày bừa, kéo lúa mà còn đại diện cho sự gắn bó mật thiết giữa con người và tự nhiên. Trong văn hóa dân gian, trâu còn là biểu tượng của sự phồn thịnh và may mắn, xuất hiện trong nhiều câu ca dao, tục ngữ và lễ hội truyền thống.
Con chó là biểu tượng của sự trung thành và bảo vệ. Trong cuộc sống nông thôn, chó không chỉ giữ nhà mà còn là người bạn thân thiết, chia sẻ vui buồn cùng con người. Chó thể hiện sự trung thành tuyệt đối và sự bảo vệ an toàn cho gia đình nông dân.
Ba biểu tượng này là những hình ảnh tượng trưng cho vùng nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng Bắc bộ.
Về đường nét hình khối
Tác phẩm được tạo tác tối giản về đường nét và khối với các khối tượng theo khối vuông, khối tròn được sắp xếp bố cục hài hòa với nhau.
Về chất liệu
Lựa chọn các chất liệu sáng tác thân thiện với môi trường, là chất liệu gỗ, con mong muốn tạo nên các tác phẩm tạo hình có giá trị bền vững để lan tỏa vẻ đẹp và thúc đẩy nhận thức về văn hóa của các dân tộc đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Gửi gắm thông điệp
Qua tác phẩm này con mong rằng mình sẽ tạo ra một biểu tượng kết nối hình ảnh giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại, mang đến cho người xem những cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và cuộc sống nông thôn Việt Nam.
Khó khăn con đã vượt qua
Nghệ thuật tạo hình là một lĩnh vực mới, con đã gặp khá nhiều khó khan khi tạo hình với kích thước lớn. Có một khoảng thời gian con đã mất động lực sáng tác. Vì thế, cô Hương chủ Xưởng LEA đã đưa con tới gặp chú Nghệ sĩ Trần An. Con đã có một ngày làm việc ở Xưởng tạo hình của chú. Từ những khơi gợi, và hướng dẫn dễ hiểu và truyền cảm hứng, con đã hoàn thành được tác phẩm của mình và hiểu them rất nhiều điều về lĩnh vực sáng tác điêu khắc. Con cảm ơn chú Trần Anh đã đồng hành và hỗ trợ con và cô Hương trong dự án này ạ.
Niềm vui và tự hào của con khi thực hiện tác phẩm
Khi bắt tay vào thực hiện tác phẩm tạo hình tượng gỗ này, con đã rất sự hứng khởi với một lĩnh vực mới. Từng cách tạo hình khối tôi giản đến các đường uốn lượn mềm mại của tác phẩm là quá trình con khám phá nhiều hơn về nghệ thuật tạo hình.
Những ngày làm việc ở Xưởng chú An hay ở xưởng chú Tuệ khi thi công tác phẩm, con cảm nhận các từng đường nét của tác phẩm dần dần hiện ra dưới bàn tay của mình.
Con tự hào vì đã có thể góp phần lưu giữ và tái hiện một phần nhỏ bé những nét văn hóa dân tộc.
Con cũng rất tự hào vì thấy tác phẩm của mình Nhà trường được lựa chọn đầu tư và trưng bày. Con mong rằng tác phẩm sẽ được đón nhận từ cộng đồng.
Nếu có thêm thời gian con sẽ làm việc kỹ hơn với các chú ở Xưởng gỗ để tác phẩm phóng to sẽ rõ các khối vuông, khối tròn hơn so với chủ ý trong phiên bản mẫu nhỏ bằng đất ban đầu mà con đã làm.