[Trên Báo Giáo dục & Thời đại] Dự án nghiên cứu học thuật liên môn đầy lý thú của học sinh Tiểu học - Maya School – Trường Phổ Thông Liên Cấp Song Ngữ

[Trên Báo Giáo dục & Thời đại] Dự án nghiên cứu học thuật liên môn đầy lý thú của học sinh Tiểu học

28.05.2024 11:09:00

Mỗi năm học, các bạn học sinh Tiểu học tại Maya được thực hành một Dự án nghiên cứu học thuật liên môn (Cosmic Education Project). Tại đây, các bạn được tiếp thu và khám phá các khía cạnh, ứng dụng kiến thức liên môn Khoa học – Lịch sử – Địa lý – Toán học – Ngôn ngữ.

Năm học 2023 – 2024, với chủ đề “Văn hoá các Châu lục”, học sinh Tiểu học Maya đã cùng nhau nghiên cứu và học tập về các khía cạnh của nhiều quốc gia như Hy Lạp, Italy, Peru, Australia, Ai Cập, New Zealand,… Sản phẩm của quá trình nghiên cứu này được các bạn trưng bày và thuyết trình giới thiệu tại Triển Lãm Phát Triển Bền Vững “Những Dấu Chân Nhỏ” mùa 3.

Mời cha mẹ đọc bài viết trên Báo Giáo dục & Thời đại về Dự án nghiên cứu học thuật liên môn (Cosmic Education Project) của học sinh Tiểu học Maya.

Link bài viết gốc tại: https://giaoducthoidai.vn/du-an-nghien-cuu-hoc-thuat-lien-mon-day-ly-thu-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-post684565.html

GD&TĐ – Triển Lãm “Những Dấu Chân Nhỏ” – Mùa 3 trưng bày những mô hình rực rỡ, tài liệu nghiên cứu chứa đầy thông tin độc đáo về văn hoá, lịch sử, địa lý…

Tại Triển Lãm “Những Dấu Chân Nhỏ” – Mùa 3 vừa qua diễn ra tại Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật Hàng Buồm, rất nhiều khách tham quan ấn tượng với khu vực trưng bày những mô hình rực rỡ, những tài liệu nghiên cứu chứa đầy thông tin độc đáo về văn hoá, lịch sử, địa lý, kiến trúc, toán học, ngôn ngữ, và rất nhiều hoạt động trải nghiệm về âm nhạc, ẩm thực đặc trưng từ các châu lục trên khắp thế giới.

Một gian trưng bày về đất nước Peru trong Triển Lãm Phát Triển Bền Vững “Những Dấu Chân Nhỏ" - Mùa 3
Một gian trưng bày về đất nước Peru trong Triển Lãm Phát Triển Bền Vững “Những Dấu Chân Nhỏ” – Mùa 3

Đây là sản phẩm của Dự án nghiên cứu học thuật liên môn bằng Tiếng Anh mà học sinh Tiểu học tại Trường PTLC Song ngữ Maya thực hiện trong suốt năm học vừa qua, còn được gọi với cái tên Cosmic Education Project.

Khám phá thế giới muôn màu

Đầu năm học này, nằm trong chương trình học tập chính khoá của trường Maya, các em học sinh Tiểu học tại đây được thực hiện một Dự án nghiên cứu học thuật liên môn (Cosmic Education Project).

Học sinh trường Maya thực hành Dự án nghiên cứu học thuật liên môn với sự đồng hành của giáo viên Montessori nước ngoài
Học sinh trường Maya thực hành Dự án nghiên cứu học thuật liên môn với sự đồng hành của giáo viên Montessori nước ngoài

Trong dự án này, với chủ đề chung về Văn hoá các châu lục, học sinh được chia thành các nhóm và lựa chọn một đối tượng để tiến hành nghiên cứu, bao gồm đất nước Úc và New Zealand (Châu Úc), Ấn Độ và Indonesia (Châu Á), Madagascar và Kenya (Châu Phi), Brazil và Peru (Châu Mỹ), Italy và Hy Lạp (Châu Âu).

Sổ ghi chép của các em học sinh khi thực hiện Dự án nghiên cứu học thuật liên môn
Sổ ghi chép của các em học sinh khi thực hiện Dự án nghiên cứu học thuật liên môn

Trong suốt 10 tháng học tập, các em được tìm hiểu đối tượng trên các phương diện lịch sử, địa lý, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, toán học, ngôn ngữ,… Không chỉ cùng nhau học tập dựa trên gợi ý của các thầy cô giáo nước ngoài được đào tạo chuyên sâu về giáo dục Montessori, các em được cổ vũ để tự mình tìm hiểu thêm qua sách báo trong thư viện của trường, hoặc từ các báo cáo và video khoa học trên Internet.

Đặc biệt, không chỉ học kiến thức, quá trình làm dự án còn dẫn dắt các em tới những vấn đề toàn cầu, giúp các em nâng cao nhận thức và thúc đẩy các sáng kiến để giải quyết những vấn đề ấy.

Học sinh Tiểu học thuyết trình về Châu Phi tại Triển Lãm Phát Triển Bền Vững “Những Dấu Chân Nhỏ" - Mùa 3
Học sinh Tiểu học thuyết trình về Châu Phi tại Triển Lãm Phát Triển Bền Vững “Những Dấu Chân Nhỏ” – Mùa 3

“Kenya đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu nước sạch, rác nhựa làm ô nhiễm biển, và lạm phát. Để xử lý các vấn đề này, con nghĩ chúng ta nên tiết kiệm nước, để rác đúng nơi quy định, không được vứt rác xuống biển và giảm dùng rác nhựa. Chúng ta cũng nên đóng góp tiền vào các quỹ để ủng hộ cho người nghèo.” – Bạn Đặng Thái Minh – Học sinh lớp 3C trường Maya chia sẻ.

Mặt khác, để các em nhỏ hứng thú và có động lực hơn trong mỗi bài học, dự án tạo cơ hội cho các em tiếp cận kiến thức thông qua các hoạt động nghe, nhìn, thực hành. Học sinh được tự tay vẽ tranh về các danh nhân nổi tiếng, làm mô hình từ rừng mưa tại Kenya, công trình kiến trúc Parthenon ở Athens, hay thung lũng màu mỡ của Peru, cho đến các phân tử, nguyên tử để hiểu về cấu tạo của vật chất.

Khi học về nhà toán học Pythagoras (Pytago) lừng danh của Hy Lạp, các em học sinh được giải thích về định lý Pytago, hiểu về cách ứng dụng và những câu chuyện mà người xưa đã dùng định luật này để giải quyết các vấn đề trong đời sống. Thay vì học thuộc theo công thức được đưa sẵn, cách học này khơi dậy nhiều hứng thú hơn cho các em.

Học sinh trình bày các tiết mục hát và múa truyền thống của Châu Phi
Học sinh trình bày các tiết mục hát và múa truyền thống của Châu Phi

Khi nghiên cứu về văn hoá nghệ thuật, các em được đóng kịch về các câu chuyện như Romeo & Juliet, nhảy các điệu nhảy của người Châu Phi, tự tay làm các món ăn truyền thống hay thiết kế các trang phục đặc trưng của các dân tộc. Nhờ vậy, kiến thức được truyền tải một cách tự nhiên, dưới hình hài của những trải nghiệm thú vị, in đậm trong tâm trí của mỗi em nhỏ.

Phát triển toàn diện từ những năm Tiểu học

Dự án nghiên cứu học thuật liên môn (Cosmic Education Project) mang đến cơ hội cho các em nhỏ phát triển kiến thức sâu rộng về thế giới, trải dài từ văn hoá, lịch sử, địa lý, kiến trúc, toán học, ngôn ngữ. Câu chuyện này được dẫn dắt một cách tự nhiên, móc nối vào câu chuyện khác như một chuyến phiêu lưu với đầy những điều bất ngờ, kích thích sự tò mò và niềm vui thích được khám phá.

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, các em được học và vận dụng kiến thức liên môn để hiểu về cái toàn thể, sự liên kết lẫn nhau của vạn vật, và nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong thế giới. Đó là nền tảng để các em biết trân trọng tự nhiên, tôn trọng sự khác biệt và có niềm tin vào những đóng góp của mình để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

Học sinh thuyết trình về đất nước Úc - một hoạt động trong Dự án nghiên cứu học thuật liên môn
Học sinh thuyết trình về đất nước Úc – một hoạt động trong Dự án nghiên cứu học thuật liên môn

Việc thực hành dự án trong các nhóm với thành viên thuộc nhiều độ tuổi cũng là môi trường để các em học sinh phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng như giao tiếp, cộng tác. Khi thảo luận, nghiên cứu, các em cũng được khuyến khích đưa ra các câu hỏi, sáng kiến, vận dụng tư duy phản biện và học cách giải quyết các vấn đề phát sinh.

Với nội dung hoàn toàn bằng Tiếng Anh, dự án cũng là cơ hội tuyệt vời để mỗi bạn trau dồi khả năng ngôn ngữ trên cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để tự tin vươn xa hơn sau này.

Khách tham quan ấn tượng với các gian trưng bày thuộc Dự án nghiên cứu học thuật liên môn tại Triển Lãm “Những Dấu Chân Nhỏ" - Mùa 3
Khách tham quan ấn tượng với các gian trưng bày thuộc Dự án nghiên cứu học thuật liên môn tại Triển Lãm “Những Dấu Chân Nhỏ” – Mùa 3

Tại khu vực trưng bày của Dự án nghiên cứu học thuật liên môn trong Triển lãm “Những Dấu Chân Nhỏ” vừa qua, các em học sinh – những “nhà nghiên cứu nhỏ” của dự án – đã trình bày và giới thiệu các thông tin và sản phẩm mà mình đã được tìm hiểu trong suốt năm học vừa qua. Bên cạnh đó, các em cũng chủ động dẫn dắt các hoạt động văn nghệ, trải nghiệm ẩm thực đặc trưng của những nền văn hoá, mang đến ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan.

Triển Lãm “Những Dấu Chân Nhỏ" mang đến đa dạng các hoạt động trải nghiệm thú vị
Triển Lãm “Những Dấu Chân Nhỏ” mang đến đa dạng các hoạt động trải nghiệm thú vị

“Mình thật sự bất ngờ với những kiến thức mà các bạn học sinh trình bày, từ lịch sử của các kỳ quan nổi tiếng, đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán hay thành tựu của các danh nhân. Ấn tượng hơn nữa là các bạn có thể tự tin giải thích bằng cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Mình cảm thấy các bạn rất say mê và tự hào với những gì bản thân nghiên cứu được. Theo mình, đó thật sự là một điều tốt, giúp các bạn nhỏ bây giờ biết yêu việc học hơn” – Chị Nguyễn Thị Phương Anh (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.