Các cuộc họp hàng tuần là một phần vô cùng quan trọng trong trải nghiệm của lớp tiểu học Montessori. Thông thường chúng tôi không có bài kiểm tra hoặc bài tập về nhà, vì vậy các cuộc họp hàng tuần đóng vai trò quan trọng: cho trẻ những phản hồi có giá trị và cho trẻ tham gia các hoạt động tự đánh giá.
Một phần thú vị của hội nghị hàng tuần là sự linh hoạt giữa các giáo viên và các lớp học. Các giáo viên đồng ý rằng tầm quan trọng của họp hàng tuần cần được nhấn mạnh trong quá trình đào tạo; tuy nhiên, các chi tiết về cách thức tổ chức hội nghị hàng tuần lại tuỳ thuộc vào quyết định của mỗi giáo viên.
Megan Eilers, giáo viên lớp Tiểu học nhỏ Checkerboard, thích viết tay các ghi chú của cô từ các cuộc họp, sau đó thêm chúng vào một cuốn sổ bìa lớn để học sinh có thể xem trong suốt cả tuần học. Những trẻ cảm thấy cần thêm một chút định hướng trong tuần có thể xem lại các ghi chú và xem lại những gì chúng đã thảo luận với cô giáo, cũng như các đề xuất (thường là đề xuất của trẻ) cho công việc sắp tới.
Quan sát các cuộc họp giữa giáo viên và học sinh giống như ngồi trong một cuộc họp với sếp (một người sếp rất tốt bụng, ấm áp và thân thiện, hãy yên tâm!). Có một cảm giác tôn trọng rất rõ ràng giữa tất cả các bên: một cảm giác nghiêm túc nhất định. Các giáo viên thiết lập thói quen, và ở đây, họ đã tạo nên một sự chuyên nghiệp. Đây là một cách để cho thấy rằng họ coi trọng việc làm của trẻ em và trẻ cũng vậy.
Anna Schwind, giáo viên lớp Tiểu học nhỏ Racks and Tubes, chia sẻ rằng cô cũng thích tiến hành các cuộc họp hàng tuần của mình một cách có tổ chức. Đảm bảo các cuộc họp có tổ chức cho phép trẻ biết những gì mình được mong đợi và làm thế nào để chuẩn bị cho các cuộc họp. Điều này cũng hiệu quả trong việc quản lý thời gian: với gần 35 học sinh và chỉ một giáo viên, một cuộc họp có thể chiếm khá nhiều thời gian nếu không được tổ chức tốt.
Trong các lớp học Tiểu học, trẻ em tham dự các cuộc họp theo đôi. Một trẻ nhỏ hơn thường được ghép đôi với một trẻ lớn hơn để làm mẫu (thông thường trẻ lớn hơn sẽ tới lượt trước trong các cuộc họp). Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ đã có sự tổ chức/chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho cuộc họp thì trẻ cũng hoàn toàn có thể có lượt trước!
Nếu giáo viên cảm nhận được (hoặc được nói) rằng một học sinh cần nói chuyện riêng, thì giáo viên sẽ sắp xếp thời gian để gặp riêng với trẻ. Tuy nhiên, cũng có những lúc trẻ có thể thoải mái chia sẻ vấn đề của mình trước mặt bạn cùng cặp với mình. Hầu hết mối quan tâm của trẻ là về bản chất xã hội, một đặc điểm điển hình của giai đoạn phát triển này.
Học sinh sẽ phải mang công việc của mình tới mỗi cuộc họp, đù đã hoàn thành hay chưa. Anna bắt đầu bằng cách đọc danh sách những việc mà mỗi trẻ đã cam kết thực hiện. Trẻ có thể thảo luận về những mục tiêu mình đã hoàn thành, hoặc những công việc khác mà trẻ có thể đã được truyền cảm hứng để làm. Đôi khi, có những trẻ sẽ không hoàn thành được công việc mà mình đã đặt ra từ tuần trước, nhưng điều này thường là do có quá nhiều việc phát sinh xung quanh công việc đó chứ không phỉa vì trẻ bỏ ngang. Ví dụ như khi một trẻ chọn công việc nấu ăn trong một tuần, nhưng công việc này mất nhiều thời gian hơn (nghiên cứu và lập kế hoạch thực đơn, lập danh sách, lập ngân sách, đi chợ, công việc chuẩn bị, nấu ăn).
Anna chia sẻ: “Tôi thường đọc to nhật ký công việc của trẻ, nhờ vậy cả hai chúng tôi đều biết tất cả những công việc trẻ đã làm (mà trẻ đã ghi lại) vào tuần trước. Nếu nhật ký công việc của trẻ có vấn đề (không đầy đủ, không rõ ràng, hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu), chúng tôi có thể bắt đầu khắc phục từ đó. Hoặc chúng tôi có thể bắt đầu với một điều tuyệt vời trong nhật ký công việc. Rồi dựa trên danh sách những công việc và bài học trẻ vừa thực hiện đó, tôi sẽ hỏi xem trẻ dự định làm gì cho tuần tiếp theo. Tôi viết tất cả mọi thứ trẻ nói với tôi trên máy tính. Đôi khi tôi đề xuất những điều (và lưu ý rằng đây là đề xuất của tôi khi tôi viết nó) trẻ nên làm việc thêm. Đối tác của họ thường đề nghị mọi thứ là tốt. Đây thường là lúc bạn cùng cặp với trẻ sẽ gợi ý làm việc cùng nhau để lên kế hoạch làm việc vào tuần tới. Việc đó rất thú vị.”
Một đứa trẻ mang đến cho cô giáo Anna Schwind một tách trà trong cuộc họp buổi sáng của cô ấy với hai bạn.
Sau đó tôi trở lại đứa trẻ đầu tiên và yêu cầu chúng cho tôi xem công việc của trẻ. Tôi nhìn qua nó và chúng tôi nói về những gì cần hoàn thiện, những gì nên về nhà làm và liệu công việc có thể hoàn thành hay có thể mang về nhà làm nốt. Đôi khi có những đầu việc sẽ phát sinh vào thời điểm này. “Ồ, cô thấy bản đồ này còn dang dở, nhưng con không nói rằng con sẽ làm việc với nó vào tuần tới. Con có kế hoạch để làm việc đó không?” Thỉnh thoảng tôi hỏi trẻ có muốn đưa một công việc nhất định vào quyển sổ hay treo trên tường để nhắc nhở hay không.
Một học sinh đăng ký dự định đặc biệt cho tuần sau.
Họp hàng tuần cũng là thời gian để trẻ lên kế hoạch cho tuần tới, không chỉ với những bài học thông thường trẻ muốn làm, mà còn cả những hoạt động đặc biệt trẻ dự định đăng ký (ví dụ, yoga hoặc tiếng Pháp).
Trong lớp Tiểu học lớn, các cuộc họp được tiến hành hơi khác một chút, cả vì lý do hậu cần và vì lý do xã hội. Vì sĩ số lớp lớn hơn và đặc điểm thích họp riêng hơn, cô giáo Rebecca Callander đã thay đổi cách tổ chức cuộc họp của lớp từ tuần này sang tuần khác. Trong tuần, học sinh sẽ giúp đỡ lẫn nhau thông qua các cuộc họp nhóm theo đôi.
Chiếc đồng hồ cát yêu quý mà trẻ đã phát hiện ra chính xác là 4 phút, 54 giây chứ không phải 5 phút!
Rebecca chia sẻ rằng nhìn chung, các cuộc trò chuyện với học sinh của cô về các vấn đề xã hội thường ít hơn các chủ đề xung quanh chất lượng công việc; Từ các cuộc họp, tôi lượm lặt nhu cầu viết bài, hỗ trợ tổ chức, quản lý thời gian, theo dõi. Tôi cũng có thể thấy nếu có bất kỳ dấu hiệu về sự bất an ở trẻ. Tôi thường lên kế hoạch cho tuần tới, yêu cầu trẻ nếu chúng đã sẵn sàng cho một bài học mới hoặc nếu trẻ cần xem xét lại một chủ đề nhất định.”
Và là bạn đã được thấy nó rồi đó! Cuộc họp hàng tuần: một công cụ tuyệt vời và quan trọng để tự đánh giá và phản hồi. Cảm ơn tất cả các giáo viên và học sinh đã cho phép chúng tôi có cái nhìn sâu hơn về phần quan trọng này của cuộc sống trong lớp học Montessori.
—
Đây là bài dịch từ website của trường Villa di Maria, xin cảm ơn Villa nhiều vì bài viết và những tấm ảnh tuyệt vời này.
———————————————————-
TRƯỜNG LIÊN CẤP SONG NGỮ MAYA
Xem thêm hoạt động học tập của học sinh Maya tại: https://maya.edu.vn/blog
Chuyến tham quan thực tế ảo: https://maya.edu.vn/vrtour
Tư vấn tuyển sinh: 0971698228/ 0971588228
admissions@mayaschool.edu.vn
Làng Maya – Thôn Đồng Dâu, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội